Cây CảnhChăm Sóc

Chăm sóc mầm gốc phi điệp đầy đủ nhất

Chăm mầm gốc phi điệp

Thông thường lan phi điệp sẽ bật mầm gốc vào tháng 2 dương lịch hàng năm và đến khoảng 11 là ngừng phát triển. Trong thời gian này nếu chăm sóc tốt thì cây có thể đạt kích thước từ 1m đến 1m4. Vì vậy chăm mầm gốc mới lên rất quan trọng. cuongcon.com sẽ hướng dẫn cách chăm sóc mầm gốc phi điệp đầy đủ nhất cho các bạn mới bắt đầu chơi lan.

Chăm sóc mầm gốc phi điệp đầy đủ nhất
Mầm gốc phi điệp lên 15cm chỉ sau 1 tháng

Chăm sóc mầm gốc phi điệp đầy đủ nhất

#1. Để phi điệp ra mầm

Theo quy tắc sinh tồn thì nó sẽ tự ra mầm gốc, tuy nhiên nếu bạn muốn ra nhiều mầm gốc hoặc ra nhanh hơn thì dùng thuốc kích thích mầm gốc. Sử dụng thuốc Keiki Pro của Mỹ rồi dùng cọ quét vào các mắt ở mầm gốc, hoặc bạn có thể sử dụng Keiki Duy Xanh để kích mầm gốc hàng loạt bằng cách phun theo liều lượng 5 – 10 ml / 1 lít nước.

Sau khi kích mầm gốc thì để qua 12h mới tưới lại, và chỉ sau khoảng 7 – 15 ngày thì mầm gốc sẽ bật lên rất nhiều.

#2. Bảo vệ mầm gốc phi điệp

Khi mầm gốc phi điệp bắt đầu nhú lên thì chúng ta cần bảo vệ để nó phát triển tốt hơn.

+ Ưu tiên cho mầm gốc phát triển : Nếu cây của bạn là hàng rừng mới về, cây không còn bộ rễ hoặc cây yếu, nếu ra hoa thì chúng ta ngắm 1 ngày thôi rồi ngắt hoa đi để cây tập trung dinh dưỡng cho mầm gốc. Nếu cây đã được thuần còn yếu thì bỏ bớt hoa để cây còn nuôi mầm.

+ Diệt ốc sên bảo vệ mầm : Thông thường ốc sên trong chậu sẽ ăn mắt ngủ ở gốc, cắn mầm gốc mới ra, hay ăn rễ của mầm. Bạn cần diệt ốc sên bằng cách dùng 1 miếng dưa leo hoặc bí đao rồi bỏ gần chậu. Buổi tối lấy miếng dưa leo ra và bắt ốc sên theo cách thủ công. Hoặc dũng bã diệt ốc sên Tatoo rải trên châu để diệt ốc sên hàng loạt.

Ngoài ra bạn nên dùng vỏ lúa ( thóc ) rải quanh mầm gốc, vỏ lúa sắc nhọn sẽ làm cho ốc sên không thể bò lên cắn mầm gốc được.

+ Để mầm phát triện thuận lơi nhất : Bạn xem mầm nhú lên có vật cản trở gì không, có bị rễ, thân già hay giá thể chèn lại không. Bạn cần chỉnh sửa lại sao cho mầm gốc dễ dàng lên nhất.

#3. Chăm sóc mầm gốc phi điệp lên nhanh

+ Giải độc cho mầm gốc : Nếu bạn sử dụng thuốc kích keiki để làm mầm gốc mọc lên thì bạn cần phải giải độc nó. Bởi vì chất kích thích còn tồn đọng sẽ làm cây chậm phát triển. Giải độc cho lan bằng lá nha đam hoặc vitamin B12 chích cho người. Vitamin B12 thì phun liên tục 3 ngày với liều lượng 2ml / 1 lít nước. Còn giải độc cho lan bằng lá nha đam thì phun liên tục 7 ngày liền sẽ thấy kết quả rõ rệt. Xem cách chế biến và phun dịch nha đam : Tại đây.

+ Kích rễ cho mầm gốc : Khi mầm gốc đã lên được khoảng 3cm hoặc có 4 lá thì chúng ta cần kích rễ cho mầm gốc để nó tự hút chất dinh dưỡng mà không phụ thuộc vào thân mẹ. Để kích rễ cho mầm gốc thì các bạn có thể sử dụng N3M hoặc phân bón lá, kích rễ cao cấp Roots 2 của Mỹ ( hiệu quả rất tốt ) để phun. Phun 7 ngày 1 lần với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

+ Chăm mầm gốc : Khi cây bắt đầu nhú rễ thì các bạn nên kết hợp phun Vitamin B1, Superthrive giúp kích thích sinh trưởng cho cây. 2 loại này phun định kỳ 7 ngày / 1 lần theo liều lượng của từng loại. Có thể pha chung 2 loại này với nhau để phun.

Ngoài ra bạn cần phun thêm chế phẩm Hùng Nguyễn để kích thích rễ, mầm lên nhanh, kháng khuẩn và phòng trừ nấm bệnh. Pha 20 giọt Hùng Nguyễn / 1 lít nước để phun cho cây vào buổi sáng hoặc chiều mát. Nếu cây đang có nụ khi phun vào nụ thì nó sẽ hỏng.

+ Tưới nước để mầm gốc phát triển : Tùy theo mùa mà tưới nước cho phong lan hợp lý, thông thường tưới nước 2 lần / 1 ngày vào buổi sáng và buổi chiều.

Tưới nước vào buổi sáng sẽ tốt hơn, bởi vì sau 1 đêm cây bị mất nước. Sáng ra cây sẽ ở tình trạng háo nước nên phun vào thời điểm này sẽ tốt nhất. Buổi sáng nên phun cho cây ướt đẫm cả cây và giá thể. Nếu phun vào buổi chiều thì phun vào khoảng 5 giờ chiều khi còn ánh sáng và phun ít hơn buổi sáng. Hạn chế phun vào buổi tối vì thời điểm này cây sẽ nghĩ và không hút nước. Nước còn tồn đọng trên ngọn và lá sẽ tạo khuẩn làm cây bị nấm bệnh, thối ngọn.

+ Bón phân cho mầm phi điệp : Khi cây đã ra nhiều rễ thì cần bón phân vào giá thể để mầm gốc tự hút dinh dưỡng. Bón phân cho phi điệp bằng cách sử dụng phân NPK tan chậm thông minh, trong đó nên chọn loại phân có hàm lượng đạm cao (  Nitơ ) để tập trung phát triển mầm gốc. Ngoài ra nên kết hợp với phân hưu cơ như phân dê, phân trùn quế để bón cho lan.

Khi bón phân thì nên bỏ cách xa gốc khoảng 5cm để tránh phân chạm vào rễ làm cháy rễ. Để xa phân sẽ tan và ngấm vào giá thể và rễ sẽ tự hút.

Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân hữu cơ để phun cho lan như : Phân ốc bươu vàng, dịch chuối, phân đậu nành… Để bón cho cây cũng rất tốt mà còn tan toàn cho con người và môi trường.

Khi bạn chăm sóc theo phương pháp trên từ lúc bắt đầu nhú mầm gốc đến khi cây đứng ngọn thì sẽ đạt được kích thước từ 1m – 1m4 thôi. Chúc thành công.

Hữu ích cho bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button